Bệnh tả là một căn bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerea gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy chúng ta cần phải có thêm kiến thức để phòng tránh dịch tả bùng phát để giúp ích cho bản thân và cho gia đình của bạn. Dưới đây là 5 cách phòng tránh bệnh tả.
1. Thực hiện vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
Hàng ngày tay chúng ta phải thường xuyên làm việc , nên việc tiếp xúc với bụi bẩn là điều diễn ra thường xuyên vì vậy chúng ta nên tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng các loại xà phòng diệt vi khuẩn để phòng ngừa bệnh.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các đồ vật gọn gàng để tránh các loại vật có thể mang mềm bệnh vào trong nhà. Hạn chế đi vào những vùng đang có dịch để tránh bị nhiễm bệnh.
Không nên đi tiêu, phóng uế bừa bãi ở nơi công cộng gây mất vệ sinh và mĩ quan. Đồng thời không nên sửa dụng phân tươi để bón các thực vật vừa không hợp vệ sinh vừa có khả năng nhiễm bệnh.
2. Sử dụng thực phẩm an toàn cho sức khỏe
Khi dùng thực phẩm ta nên nấu chín thực phẩm, không nên sử dụng sống các loại thực phẩm hải sản vì rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Sử dụng nước đun sôi để nguội, không nên uống các loại nước chưa qua xử lý như nước mưa, nước ao, hồ.
Tránh sử dụng các loại thực vật sống được trồng tại nơi đang xảy ra dịch. Không nên tụ tập ăn uống tại các nơi không hợp vệ sinh hoặc những nơi đang có dịch.
3. Bảo vệ nguồn nước đang sử dụng
Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước mình đang sử dụng cho các việc ăn uống và sinh hoạt, tránh để các côn trùng gây hại vào trong thùng nước sử dụng, cần che đậy cẩn thận.
Không nên đổ các chất thải, hóa chất gây hại xuống ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước, có hại cho môi trường xung quanh.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước để giúp nguồn nước trong sạch hơn.
4. Xử lý khi có người bị tiêu chảy nặng
Nếu gặp người có dấu hiệu bị tiêu chảy nặng ta phải gọi ngay đến các trung tâm bệnh viện, hoặc chở người bệnh đến ngay bệnh viện để được giúp đỡ, tránh tình trạng tự điệu trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân và làm lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh.
5. Biện pháp xử lý nước dùng trong khi có dịch
Theo bộ y tế ta có thể xử lý theo 2 cách để có thể sử dụng nước một cách an toàn và hiệu quả.
Xử lý bằng clo theo đúng hướng dẫn để đạt nồng độ clo dư từ 0,3 – 0,5mg/1 lít nước.
Xử lý bằng bột cloramin B hàm lượng 25-30% cần dùng với nồng độ 10mg/ 1 lít.
Với 2 cách trên ta có thể áp dụng cho nguồn nước để có thể an toàn khi sử dụng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, dịch bệnh xảy ra.
( Theo Vnexpress )