Khi bé được vài tháng tuổi thì trên đầu bé xuất hiện một chỗ mềm và phập phồng người ta gọi là thóp. Một bé sinh ra có hai thóp, thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi hai xương đỉnh và hai xương trán. Thóp tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng rất quan trọng, chỉ cần sờ tay vào thóp các bác sĩ có thể đoán được thể trạng của các bé.
1. Kiến thức về thóp của bé: Thóp có tác dụng gì
Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ của bé, thế ta thấy thóp phập phòng là do vùng não các bé chưa được xương lấp kính, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc giúp xương bé mềm dẻo, tạo không gian cho não phát triển và giảm các chấn động ở bé.
2. Kiến thức về thóp của bé: Kích cỡ và hình dạng của thóp
Thông thường thì thóp trước của các bé có dạng hình thoi và thể tích dao động từ 2 cm đến 2,5 cm và thóp sau của bé có thể tích 0,6cm, đây là kích thước thóp trung bình ở bé. Kích cỡ giữa các thớp giữa bé này và bé kia có thể khác nhau, to hơn hoặc nhỏ hơn nếu bạn cảm thấy bất thường về kích cỡ thóp của bé thì có thể nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3. Kiến thức về thóp của bé: Thóp không dễ bị tổn thương
Khi sờ vào thóp, ta cảm nhận chúng rất mềm và có suy nghĩ đây là bộ phận rất dễ bị tổn thượng, nhưng sự thật không phải là như thế. Thóp được bảo vệ bằng ba lớp vỏ bọc: lớp mềm, mạng nhện và lớp cứng, ngoài ra các khoảng không giữa các lớp bọc đầy chất lỏng bảo vệ và giảm chất động cho bé. Do đó các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng khi gội đầu, chải tóc hay sờ vào thóp của bé, chỉ cần tránh va đập mạnh vào thóp thì bé sẽ phát triển một cách hoàn toàn khỏe mạnh.
4. Kiến thức về thóp của bé: Đến tuổi khóp không chịu đóng
Ở những bé phát triển bình thường thì thóp nhỏ và liền lại khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4. Thóp lớn thì chậm một chút khi được liền lại khi bé được 1 năm đến 1 năm rưỡi. Nếu đến tuổi khớp đóng mà ta không thấy khóp đóng thì đó có khả năng chức tuyến giáp của bé bị sụt giảm, nếu thóp bị trũng thì đây là triệu chứng cơ thể bé bị mất nước. Chúng ta nên quan tâm, chăm sóc và để ý vùng thóp của bé, nếu bé bị các hiện tượng trên ta cần đưa bé đến bác sĩ để khám.
5. Kiến thức về thóp của bé: Không nên lạm dụng canxi
Các bác sĩ khuyên rằng các bà mẹ không nên lạm dụng, bổ sung canxi cho cơ thể, ta chỉ cần ăn các thức phẩm tốt cho sức khỏe và có canxi như súp lơ, bắp cả hay hạt hướng dương. Nếu cơ thể bị lạm dụng thuốc canxi quá mức thì khi sinh bé ra, bé sẽ có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín lại sẽ tạo áp lực rất lớn cho não của bé.
6. Kiến thức về thóp của bé: Máy báo sức khỏe của bé
Khi ta thấy thóp của trẻ có những dấu hiệu không bình thường như phồng to lên rất lâu hoặc sưng to lên thì khi đó trẻ có thể bị bị nhiễm trùng từ dạ con hoặc cơ thể trẻ bị mất nước và trở nên kiệt sức. Ta nên tới ngay các bác sĩ để kiểm tra tình trạng cơ thể của bé, các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng vì khi lành bệnh các thóp sẽ trở lại bình thường. Nếu thóp bé khép lại quá nhanh thì ta nên bớt lại lượng canxi cho cơ thể bé còn ngược lại thì ta cần bổ sung vitamin cho bé.
( Theo phununet )