Trong các tour Đà Lạt hiện nay, ghé thăm nhà ga Đà Lạt là một điều không thể thiếu. Nhà ga được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX này được xem là nhà ga cổ nhất ở nước ta. Công trình do kiến trúc sư người Pháp thực hiện, được công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia từ năm 2001.
Nhà ga đẹp nhất Đông Nam Á
Với nhiều khách du lịch thân quen với Đà Lạt thì họ thường ví rằng nhà ga Đà Lạt mang dáng hình như núi Lang Biang hùng vĩ. Bởi vì, khi nhìn từ trước du khách sẽ thấy 3 mái nhọn tam giác tượng trưng cho 3 đỉnh của núi Lang Biang.
Nhà ga với chiều dài hơn 66 mét, chiều cao 11 mét, chiều ngang hơn 11 mét mang dáng dấp của những nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp với mái vòm cổ điển, lãng mạn. Là công trình vừa mang nét duyên dáng hiếm có, vừa độc đáo hài hòa giữa hai nét kiến trúc: Phương Tây kết hợp với kiểu nhà rông ở Tây nguyên. Đặc biệt, những nét họa tiết được trang trí ở đây được xem là tuyệt mỹ!
Tuyến đường sắt xưa của ga Đà Lạt dài 84 km, và xuyên qua 5 hầm dốc, vì thế nên có một nét đặc biệt ở đây chính là hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km. Trước năm 1972 có 3 đội tàu chạy ở đây gồm: Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang; Tháp Chàm – Đà Lạt; Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt.
Người ta cho rằng, ga Đà Lạt là một nhà ga xe lửa đẹp bậc nhất Đông Nam Á. Với kiến trúc đặc sắc được ưa chuộng và thịnh hành ở châu Âu từ những năm 1920. Bên cạnh đó, ga Đà Lạt còn là nhà ga cao nhất ở Việt Nam, bởi ga xe lửa này nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển.
Không gian của hoài niệm
Các công ty du lịch ở Sài Gòn thường có nhiều tour đến Đà Lạt, trong đó những tour du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm thường được du khách lựa chọn. Và như một lẽ hiển nhiên, trong hành trình ấy không thể thiếu điểm dừng chân: Ga Đà Lạt.
Có thể xem ga Đà Lạt là điểm đến của hoài niệm. Bởi không gian nơi đây luôn nhuốm màu cổ kính, luôn gợi nhớ một xúc cảm lạ kỳ với khách du lịch.
Bên trong không gian chính nhiều đồ dùng như bàn ghế, quầy mua vé… vẫn được giữ nguyên bản nên du khách luôn có cảm giác được sống lại quá khứ. Nếu chú ý kỹ hơn, kể cả những bóng đèn cũ, những bức tranh treo trên tường vẫn còn y nguyên càng tạo nên không gian hoài cổ.
Hiện tại, tuyến đường sắt ngày xưa đã ngừng hoạt động nhưng riêng tuyến TP Đà Lạt – Trại Mát dài 7 km vẫn còn hoạt động để phục vụ du lịch. Đây cũng chính là trải nghiệm mà khách du lịch không thể nào bỏ qua khi đến đây.
Qua nhiều đổi thay, đến hiện tại ga Đà Lạt vẫn còn đó như một phần lịch sử của thành phố hơn 300 năm này. Ga Đà Lạt là một điểm dừng chân tham quan điển hình hiện hữu trong các hành trình đến Đà Lạt trong đó có cả các hành trình du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm. Không những thế, điểm đến còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị tinh thần của con người Đà Lạt còn đó qua thời gian.