Một số bệnh nhân đang mắc các bệnh như đau đầu, hen suyễn, cảm lạnh thường sẽ bị nặng hơn vào ban đêm. Lý do là vì đâu và các chuyên gia cho biết gì về điều này?
Nhiều chuyên gia cho biết, nhịp sinh học của cơ thể có chu kỳ trong vòng 24 tiếng và hàm lượng một số hormone có thể thay đổi vào đêm nên làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, cơ thể khó vận chuyển khí oxy đến các cơ quan của cơ thể. Do đó, những người bị bệnh ho suyễn có thể bị nặng hơn, hơi thở khó, khò khè nên khó có thể ngủ ngon giấc được.
Bệnh hen suyễn
Ho ban đêm là hiện tượng phổ biến ở những người mắc bệnh hen suyễn, khiến họ không thể ngủ ngon. Các bệnh nhân hen suyễn còn có xu hướng trải qua những triệu chứng nặng hơn vào ban đêm, kể cả thở khò khè. Một lý do nữa là vì môi trường thông gió trong phòng ngủ kém, chăn gối không sạch sẽ, ẩm mốc gây tác hại xấu lên người bệnh.
Ngoài ra, nằm ngang trong khi ngủ khiến hệ hô hấp khó làm việc hơn. Bởi vì các cơ hoành đã bị đè nặng, gây áp lực từ trọng lượng của cơ thể. Hơn nữa, những ai bị bệnh béo phì cũng nên cẩn thận vấn đề này vì nằm ngang có thể gây trào ngược dạ dày hoặc khiến nước mũi chảy xuống cổ họng.
Bệnh cảm lạnh, đau đầu
John Oxford – Giáo sư thuộc trường Đại học London chia sẻ rằng khi sự gia tăng lo lắng, trầm cảm, stress có thể ảnh hưởng đến các hormone của hệ thần kinh, từ đó, khiến bệnh đau đầu nghiêm trọng hơn. Một số người có hiện tượng đau nửa đầu, đau theo chuỗi, đau cả đầu vào tầm khoảng 2h sáng, nên người bệnh sẽ khó ngủ, hoặc thậm chí tỉnh giấc vào đêm. Ở những người bị cảm lạnh, vào ban đêm có thể bị nghẹt mũi, viêm hay ho, nhất là khi nằm ngang.
Một số các chuyên gia còn cho biết rằng, có nhiều yếu tố nữa ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh vào ban đêm, chẳng hạn như ánh sáng có cường độ cao, ánh sáng lập lòe, viẹc không ăn bữa tối, hoặc sử dụng các thực phẩm, chất kích thích làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự thay đổi của thời tiết cũng khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ và bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.