Tự xúc ăn đó là một bước đánh dấu cho tính tự lập của mỗi bé sau này. Do vậy, để bé tự xúc ăn, bố mẹ không cần phải cầu cứu ở đâu xa, quan trọng là những hành động góp phần định hướng cho bé
Gần đây, có rất nhiều clip em bé nước ngoài chỉ mới 1 – 2 tuổi tự xúc ăn khiến không ít bà mẹ Việt phải trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ thậm chí có cả chút ghen tỵ với khả năng “thần thánh” đó. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, mỗi em bé khi vừa mới sinh ra đều là một trang giấy trắng và sự giáo dục, rèn luyện của bố mẹ ngay từ khi bé còn nhỏ góp phần tạo nên những đức tính tốt hay xấu của bé. Tự xúc ăn đó là một bước đánh dấu cho tính tự lập của mỗi bé sau này. Do vậy, để bé tự xúc ăn, bố mẹ không cần phải cầu cứu ở đâu xa, quan trọng là những hành động góp phần định hướng cho bé.
Để bé tự xúc ăn mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
1. Cho bé làm quen với dụng cụ ăn uống trước
Trước khi cho bé làm quen với việc tự xúc ăn mẹ cần cho bé từ từ làm quen với dụng cụ ăn uống trước. Mẹ có thể dùng các đồ chơi hoặc dụng cụ ăn uống thật bằng nhựa cho bé chơi.
Chẳng hạn, mẹ có thể chơi cùng bé trò chơi đút cơm cho em bé ăn bằng cách cho bé tự cầm muỗng rồi giả vờ xúc thức ăn đút cho gấu bông. Đầu tiên, mẹ nên làm mẫu vài lần để bé thích thú và bắt chước theo. Dần dần, khi bé đã quen hơn, mẹ có thể tập cho bé ăn các đồ ăn như sữa chua, kem bột, mỳ ống, súp hoặc cháo, khoai tây nghiền , trái cây dầm… Mỗi lần mẹ nên cho bé một lượng nhỏ thức ăn để bé quen dần với việc tự xúc ăn.
Việc cho bé làm quen cùng dụng cụ ăn uống trước khi cho bé tự xúc ăn thật là phương pháp giúp bé biết cách cầm chắc dụng cụ ăn, biết cách xác định đúng vị trí miệng để không bị đổ ra ngoài.
2. Tập cho bé ngay từ nhỏ
Có nhiều bố mẹ Việt vẫn than rằng tại sao trẻ em nước ngoài còn nhỏ xíu đã có thể tự xúc chén cơm ăn ngon lành trong khi con mình đã 2 – 3, thậm chí đến 4 – 5 tuổi rồi đến bữa ăn mẹ vẫn phải chạy theo để đút từng thìa nhỏ.Nhưng có một yếu tố rất quan trọng để rèn cho bé tự ăn một mình đó là rèn thói quen ăn uống “tự túc” cho bé ngay từ nhỏ.
Vào khoảng 6 tuổi bé đã bắt đầu tò mò và thích chơi cùng thìa, đĩa, chén. Khi việc cầm thìa của bé đã trở nên quen thuộc vào chắc chắn, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập xúc ăn vào khoảng tháng thứ 8 hoặc 9. Tuy nhiên, lúc này tay bé chắc chăn sẽ còn vụng về nên bé cần chú ý đến lượng thức ăn và đeo yếm cho bé để tránh rơi vãi ra nhiều nơi.
Khi bé đã thành thạo với việc dùng thìa, mẹ có thể dạy cho trẻ cách dùng đũa để gắp rau và những thức ăn khác để rèn cho đôi tay bé trở nên nhanh nhẹn, khéo léo và linh hoạt hơn.
3. Gây hứng thú cho bé
Trong mỗi giai đoạn phát triển của con cần rất nhiều sự quan tâm, khuyến khích từ bố mẹ. Việc cho con tự xúc ăn ban đầu có thể sẽ khiến bố mẹ bối rối và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hãy kiên trì và khen ngợi, khuyến khích con đúng lúc. Điều đó, có ý nghĩa rất lớn để bé càng có thêm động lực, tiếp tục cố gắng và ngày càng tự lập hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể gây hứng thú cho bé tự xúc ăn bằng cách mua cho bé các đồ dùng ăn uống như thìa, chén, đĩa, ly uống nước… có hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương rồi “dụ” bé tự xúc ăn.
4. Tập cho bé ngồi một chỗ khi ăn
Đối với trẻ em, việc ngồi ăn một chỗ đó là điều hoàn toàn rất khó thực hiện, nhất là đối với những bé hiếu động. Tuy vậy, theo các chuyên gia việc vận động, chạy nhạy trong lúc ăn uống sẽ làm hạn chế đến bộ máy tiêu hóa của trẻ, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể khiến trẻ bị đau dạ dày.
Do đó, bố mẹ nên nghiêm khắc với bé ngay từ đầu và không được bênh vực vì sẽ tạo cho bé thói quen xấu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bàn ăn dành cho trẻ em, bố mẹ có thể sắm cho bé một cái để tạo thói quen ăn uống tốt ngay từ nhỏ cho bé.
Huyền My