Mang thai ở tuần 14 là giai đoạn những dấu hiệu ốm nghén bắt đầu có chiều hướng giảm xuống. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh của thai nhi trong tuần này cũng có thể làm 2 bên hông của mẹ bắt đầu khó chịu thậm chí đau nhói.
Vậy, lúc này ngoài những đặc điểm kể trai cơ thể mẹ và bé còn có những thay đổi nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Cơ thể mẹ
Mẹ đã bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, đó là giai đoạn mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Ở giai đoạn này, hầu hết các triệu chứng ốm nghén ở các chị em sẽ giảm hẳn, việc ăn uống, vận động cũng không còn nặng nề đối với chị em.
Tuy nhiên, đối với một số ít chị em, lúc này ốm nghén vẫn không hề có chiều hướng giảm thì rất có thể mẹ sẽ phải chịu ốm nghén suốt cả thai kỳ.
Vào giai đoạn này, cơ thể mẹ có thể tăng thêm vài kg, bụng bắt đầu nhô ra như quả bưởi to. Đồng thời, tuần thứ 14 ngực mẹ cũng bắt đầu tiết ra sữa non và sữa trưởng thành sẽ xuất hiện khi mẹ sinh em bé.
Tức mũi, nghẹt, mũi hay thậm chí là chảy máu mũi đều là những hiện tượng phổ biến thường xảy ra trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố cộng thêm việc gia tăng lưu lượng máu đến màng nhầy của mẹ hay do việc dồn máu lên các mạch máu ở mũi quá nhiều dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
2. Thai nhi
Bước vào tuần thứ 14, trọng lượng của thai nhi khoảng 50 – 70 gam, dài 7 – 9 cm. Tuần này hầu hết các cơ quan của bé đã phát triển hoàn chỉnh, hệ thống xương và não bộ của bé phát triển nhanh chóng và rõ rệt. Vị trí của xương có thể được xác định chính xác nhờ vào siêu âm.
Lúc này, những dấu vân tay nhỏ xíu cũng đã được hình thành, lông măng mọc nhiều trên cơ thể để bảo vệ bé và lớp lông này sẽ tiếp tục dài ra khi bé còn ở trong bụng mẹ.
Tuần này, các bộ phận tay chân cũng phát triển nhanh chóng, chân mọc ra dài hơn so với tay và bé có thể cử động được tất cả các khớp tay và chân của mình.
Ngoài ra, đây cũng là thời điểm dù mí mắt vẫn còn đóng kín nhưng thai nhi đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng của mình, bé sẽ di chuyển khỏi luồng ánh sáng đó.
Cấu tạo tai của bé cũng gần như được hoàn thiện, nhưng lúc này bé vẫn chưa thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài.
3. Những lưu ý khi mang bầu thai thứ 14
– Trong giai đoạn này, các mje cần ổn định lại việc ăn uống của mình để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai phát triển tốt nhất.
Ngoài ra, một số thực phẩm chứa chất béo tự nhiên ít cholesterol như nho khô, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô giúp cho việc cấu tạo nên màng tế bào, hệ thần kinh, các mô liên kết ở thai nhi và tạo nguồn năng lượng quan trọng cho mẹ.
Một số thức ăn khác như: thịt, cá, trứng, rau và hoa quả… cũng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này nhằm cung cấp đạm, vitamin và khoáng chất để trẻ được phát triển toàn diện, nâng cao hệ miễn dịch.
– Thường xuyên luyện tập các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi, yoga…Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
– Thăm khám theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: vào thời điểm này nếu thai nhi có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào, khi siêu âm mẹ sẽ được các bác sĩ tiến hành chọc ối để loại trừ khả năng nguy cơ mắc hội chứng Down, sự dư thừa của nhiễm sắc thể thứ 21, khuyết tật ống thần kinh và xơ hóa gai cột sống.
– Bụng mẹ bắt đầu nhô ra, vì vậy mẹ cần thay thế bằng các loại quần áo rộng rãi, thoải mái nhất.
Hạ Viên