Mọi người thường có suy nghĩ rằng xây dựng thuong hieu mạnh phải mất một thời gian dài, tính bằng nhiều năm ròng. Suy nghĩ này càng được củng cố khi nó được đưa vào các giáo trình trong các trường đại học kinh doanh.
Người ta thường lấy các ví dụ về các thương hiệu nổi tiếng như Ivory Soap có tuổi đời 125 năm; Tide với tuổi đời 50; Crest thì 40. Thương hiệu nổi tiếng như Apple có tuổi đời 20 thì được coi là trẻ và hiếm hoi trong thế giới thương hiệu nổi tiếng. Điều đáng chú ý là Steve Jobs và cộng sự hoàn thành việc xây dựng thương hiệu Apple thực sự chỉ trong vài năm đầu khởi nghiệp khi họ cho ra mắt dòng máy Macintosh năm 1984. Nếu nhìn kỹ hơn, ta sẽ thấy một loạt các ví dụ khác về sự phát triển cực nhanh của một số thương hiệu. Những năm 1980, American Online được 80% dân cư ở Mỹ nhắc đến khi nói về thư điện tử. Tuy nhiên, chỉ trong một vài năm, Yahoo! đã là thương hiệu đầu tiên người ta nghĩ tới khi nói về thư điện tử.
Với sự phát triển của công nghệ truyền thông hiện đại, một cái tên có thể được lan truyền trên khắp thế giới trong vòng một thời gian ngắn, giống như anh mõ chuyên thông báo tin tức trong các làng xóm ngày xưa. Nhưng ngày nay, vai trò của anh mõ này được đảm nhiệm bởi người dùng, một nguồn lan truyền tin tức đáng tin cậy trong thế giới nhiễu loạn thông tin ngày nay. Satjiv Chahil, một chuyên gia marketing của Sony, đã tận dụng kênh thông tin “anh mõ” này rất thành công để giới thiệu máy tính xách tay của Sony. Trước khi sản phẩm mới chính thức ra mắt, ông liên lạc với những người nổi tiếng và có ảnh hưởng trong giới công nghệ thông tin và đề nghị họ dùng thử máy tính của mình đầu tiên. Điều này tương đối dễ vì ông quen biết những người này và lời đề nghị cũng rất hấp dẫn. Kết quả là một lô các máy tính mới được chuyển đến tay “đúng người” và những người nổi tiếng trong giới công nghệ thông tin này lập tức thu hút sự chú ý cho dòng máy tính mới tại mọi nơi họ đến.
Amazon.com được thành lập năm 1995 và nhanh chóng trở thành một trong những website nổi tiếng nhất trong vòng 2 năm. Những lời truyền tai, quan hệ công chúng, các chiến dịch thu hút sự chú ý, và các tiện ích tuyệt vời dành cho người sử dụng đã giúp công ty xây dựng thương hiệu mà không cần phải quảng cáo.
Apple thì trở nên nổi tiếng chỉ bằng một quảng cáo sáng tạo: một phụ nữ tóc vàng chạy và ném cái búa vào màn hình tại trận đấu bong đá Mỹ. Quảng cáo thú vị này đã làm các cổ động viên hết sức thích thú. Sau đó, nó được chiếu đi chiếu lại bởi các kênh truyền hình thể thao mà không phải trả bất cứ tiền quảng cáo nào và đây là bước khởi đầu tốt cho công ty tung ra dòng sản phẩm Mac. Apple còn sử dụng nhiều cách quảng bá thương rất sáng tạo ngoài việc quảng cáo trên truyền hình. Họ bọc ghế tại sân vận động Super Bowl với miếng bọc ghế có in thương hiệu Apple để tất cả mọi người có thể thấy logo của công ty khi camera quay cảnh khán đài trước trận đấu.
Tóm lại, thương hiệu nói chung đúng là cần thời gian để xây dựng, nhưng với thương hiệu thời công nghệ cao, khoảng thời gian này có thể chỉ còn tính bằng giây. Các nhà marketing và cả những nhà đầu tư mạo hiểm ngày nay cũng nhận ra tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu và sẵn sàng trả nhiều tiền cho công việc này và làm càng nhanh càng tốt. Họ biết rằng một thương hiệu nổi tiếng cũng đồng nghĩa với giá trị IPO cao. Nếu ta có cách xây dựng thương hiệu nhanh chóng, tại sao không bắt đầu ngay?
Để biết thêm vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu, xin quý khách vui lòng tham khảo website thegioithuonghieu.com với những thông tin hữu ích như:
- Đặt tên thương hiệu
- Sáng tác Slogan
- Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Bảo hộ thương hiệu
- Truyền thông tiếp thị thương hiệu