Thực phẩm chức năng có nên kê đơn như thuốc?
Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh dùng Thực phẩm chức năng TPCN trong một đơn khác
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP. Ảnh: H.Hải
Tại hội thảo mới đây về Vai trò của TPCN và công tác quản lý, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), khẳng định rằng: “TPCN không phải là thuốc, còn quy chế Bộ Y tế ban hành là quy chế kê đơn thuốc. Đơn là đơn thuốc chứ không phải đơn thực phẩm chức năng. Việc đưa ra quy định là để quản lý an toàn sử dụng thuốc. Thuốc thì phải quản lý theo quy chế”.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, đồng tình với quan điểm này: “Việc Luật quy định không được kê đơn TPCN vào đơn thuốc là đúng” nhưng cho rằng “Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh dùng trong một đơn khác, hay trong sổ y bạ”.
Theo ông Trung, điều đó rất quan trọng, tránh việc người bệnh dùng bừa bãi, có thể gây hại. “TPCN là một dạng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng tăng cường cho sức khỏe, hỗ trợ cho sức khỏe để phòng người bệnh, hỗ trợ trong công tác điều trị. Ví như nhóm vitamin là hỗ trợ cho công tác điều trị. Nhưng vitamin khi ở dạng TPCN thì không phải là thuốc. Hay đối với những bệnh nhân ung thư, TPCN chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị, quá trình sử dụng hóa chất, quá trình tia xạ, tăng cường sức đề kháng để chống đỡ bệnh tật, chứ không phải thuốc điều trị ung thư. Với một số sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh hoặc sau một đợt điều trị cần phải có hướng dẫn cho đúng, gọi là kê đơn, nhưng không phải kê đơn thuốc chữa bệnh mà là kê toa thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị”, ông Trung giải thích.
Trước lo ngại của nhiều người, nếu cho phép kê đơn TPCN thì liệu có xảy ra tình trạng doanh nghiệp cầm tay bác sĩ kê đơn, ông Trung cho rằng, khi đã kê đơn thì người thầy thuốc phải có trách nhiệm về đơn của mình và với chính lương tâm của họ.
Tham khảo thông tin thuc pham chuc nang my
Phải minh bạch kê đơn TPCN và thuốc
GS Phạm Gia Khải, Hội tim mạch Việt Nam đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu kỹ vai trò của thực phẩm chức năng như thế nào. Nhu cầu sử dụng TPCN là có thật nên không thể buông lơi cho người dân thường muốn dùng cái gì cũng được mà phải hướng dẫn người dân cái gì có lợi, cái gì không có lợi. Thực tế nhiều người tùy tiện dùng và bị dị ứng TPCN do sản phẩm không phù hợp với thể trạng. Do đó, có sự hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc rất quan trọng, sẽ giảm bớt nguy cơ này vì được theo dõi.
GS Khải cho rằng, TPCN có vai trò quan trọng, nhưng người bác sĩ phải hiểu biết và minh bạch trong kê đơn. Ảnh: H.Hải
“Tôi thông cảm với bộ y tế chưa cho phép ghi, nhưng người dân vẫn lao vào dùng. Có tác dụng như thế nào họ mới dùng? Có một số người là nạn nhân, nhưng nhiều người không phải là nạn nhân. Vì thế, cơ quan hữu trách cần phải nghiên cứu về vấn đề này, khuyến cáo loại nào dùng được, loại nào không từ đó làm cơ sở cho bác sĩ. Và người kê đơn cũng phải là người hiểu biết về sản phẩm, hiểu biết tổng thể về thể trạng bệnh nhân chứ không phải ai cũng giống ai”, GS Khải nói.
Tuy nhiên, thực tế nhiều thầy thuốc cũng chưa rõ về sản phẩm họ tư vấn cho người bệnh, điều này là vì thiếu kiến thức và rất nguy hiểm. GS Khải cũng cho rằng, khi tư vấn dùng TPCN cho người bệnh cũng phải rất linh hoạt. “Ta không nên cấm bởi bắt người có điều kiện kinh tế phải chịu như người không có tiền, không dùng các loại thuốc hỗ trợ là không công bằng. Vì thế, bác sĩ phải minh bạch trong kê đơn thuốc và TPCN. Người bác sĩ phải hướng dẫn cụ thể cho họ. Tôi tin, người bác sĩ có tâm luôn biết cái nào là chính, cái nào là phụ, thuốc là thuốc và TPCN là thực phẩm chức năng, không thể đánh đồng”.
GS Khải cũng cho rằng, việc cấm kê đơn TPCN Bộ Y tế chỉ nên duy trì ở thời gian nhất định, không nên thấy có bất lợi là cấm mãi và việc điều chỉnh như thế nào Bộ Y tế nên tham vấn ý kiến các chuyên gia.
Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng: đơn thuốc chứ không phải đơn thực phẩm chức năng nên không thể kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Bộ Y tế ghi nhận những kiến nghị này và thời gian tới sẽ có sự điều chỉnh về mặt kỹ thuật cho đúng. Ngoài ra, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ ra thông tư hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm chức năng, quảng cáo… và sẽ quản lý chặt chẽ TPCN, đảm bảo giữ ổn định, phát triển nhưng trong quỹ đạo.
Phó giáo sư Trần Đáng, nguyên Cục trưởng An toàn Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng, cho rằng, hiện nay nhiều người đang đối mặt với “nạn đói vi chất” bởi các nguyên tố vi lượng, vitamin, hoạt chất sinh học không được cung cấp đầy đủ từ thực phẩm. Trong khi đó, những cái này hoàn toàn có thể bổ sung từ nguồn TPCN.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng các số liệu cho thấy, người Việt Nam có “nạn đói vi chất” khi mà các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể luôn bị thiếu do không bổ sung đủ từ nguồn thực phẩm, ví như vitamin A, kẽm, canxi…
|
Nguồn: Dân Trí (Tác giả: Hồng Hải)